Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Cách chữa đau họng đơn giản

Thời tiết giao mùa rất dễ khiến bạn bị đau và viêm họng, viêm amidan. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau họng hiệu quả mà không tốn kém và hại sức khỏe.

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến vào bất cứ mùa nào trong năm và rất nhiều người mắc phải. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song viêm họng lại đem đến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh điều trị khó dứt và có thể gây biến chứng.

Khi bị viêm họng bạn hoàn toàn có thể quên những loại thuốc nhỏ hay siro ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.
  • Súc miệng bằng nước muối
Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối
  • Hỗn hợp gừng, chanh, mật ong
Bạn cần chuẩn bị 1 thìa nước gừng, 1 thìa mật ong trộn với nhau. Bạn có thể ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.
Một cách khác có thể áp dụng đó là dùng nửa cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đều hỗn hợp trên và nhấp từng ngụm nhỏ. Áp dụng mỗi ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

  • Ngậm cam thảo
Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.
Ngậm cam thảo
Ngậm cam thảo
  • Bột nghệ
Bạn cần chuẩn bị nửa thìa bột nghệ cho vào nửa cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít nước muối sạch, sau đó khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong 3 ngày.
Đây là cách giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu bạn bị viêm họng kèm theo ho, bạn có thể pa một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa óng vào sáng hoặc tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
  • Hỗn hợp trà và mật ong
Bạn chuẩn bị một thìa mật ong khuấy đều tron chén trà và thêm vào đó nửa quả chanh vắt sẽ có tác dụng giảm viêm họng.
Hỗn hợp trà và mật ong
Hỗn hợp trà và mật ong
  • Tắm nước nóng
Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
  • Nhai tỏi
Tỏi là thảo dược rất tốt, có tác dụng chữa khàn giọng và ho. Nếu bạn chưa quen, hãy chịu khó cho một nhánh tỏi vào miệng và từ từ nhai cho đến khi bạn nuốt hẳn. Nó sẽ giúp họng bạn giảm đau đáng kể.
  • Nhai lá húng quế
Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi ​​nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.
Nhai lá húng quế
Nhai lá húng quế
  • Massage cổ họng với dầu nóng
Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.
Lưu ý: Bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng cảnh báo sau:
- Đau họng và khan tiếng kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau họng khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó thở.
- Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm.
- Sốt cao trên 39 độ C.

Để phòng ngừa viêm họng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau sẽ giảm thiểu nguy cơ:

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, có thói quen súc miệng bằng nước muỗi loãng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng.
Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
Không hút thuốc, uống rượu.
Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.
Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường.
Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, sốt viêm họng…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét