This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Cách chữa đau họng đơn giản

Thời tiết giao mùa rất dễ khiến bạn bị đau và viêm họng, viêm amidan. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau họng hiệu quả mà không tốn kém và hại sức khỏe.

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến vào bất cứ mùa nào trong năm và rất nhiều người mắc phải. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song viêm họng lại đem đến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh điều trị khó dứt và có thể gây biến chứng.

Khi bị viêm họng bạn hoàn toàn có thể quên những loại thuốc nhỏ hay siro ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.
  • Súc miệng bằng nước muối
Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối
  • Hỗn hợp gừng, chanh, mật ong
Bạn cần chuẩn bị 1 thìa nước gừng, 1 thìa mật ong trộn với nhau. Bạn có thể ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.
Một cách khác có thể áp dụng đó là dùng nửa cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đều hỗn hợp trên và nhấp từng ngụm nhỏ. Áp dụng mỗi ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

  • Ngậm cam thảo
Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.
Ngậm cam thảo
Ngậm cam thảo
  • Bột nghệ
Bạn cần chuẩn bị nửa thìa bột nghệ cho vào nửa cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít nước muối sạch, sau đó khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong 3 ngày.
Đây là cách giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu bạn bị viêm họng kèm theo ho, bạn có thể pa một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa óng vào sáng hoặc tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
  • Hỗn hợp trà và mật ong
Bạn chuẩn bị một thìa mật ong khuấy đều tron chén trà và thêm vào đó nửa quả chanh vắt sẽ có tác dụng giảm viêm họng.
Hỗn hợp trà và mật ong
Hỗn hợp trà và mật ong
  • Tắm nước nóng
Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
  • Nhai tỏi
Tỏi là thảo dược rất tốt, có tác dụng chữa khàn giọng và ho. Nếu bạn chưa quen, hãy chịu khó cho một nhánh tỏi vào miệng và từ từ nhai cho đến khi bạn nuốt hẳn. Nó sẽ giúp họng bạn giảm đau đáng kể.
  • Nhai lá húng quế
Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi ​​nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.
Nhai lá húng quế
Nhai lá húng quế
  • Massage cổ họng với dầu nóng
Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.
Lưu ý: Bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng cảnh báo sau:
- Đau họng và khan tiếng kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau họng khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó thở.
- Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm.
- Sốt cao trên 39 độ C.

Để phòng ngừa viêm họng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau sẽ giảm thiểu nguy cơ:

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, có thói quen súc miệng bằng nước muỗi loãng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng.
Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
Không hút thuốc, uống rượu.
Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.
Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường.
Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, sốt viêm họng…

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Top thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Đường ruột khỏe mạnh đồng nghĩa với sức đề kháng cũng theo đó tăng lên. Việc bảo vệ cho đường ruột có thể thực hiện bằng một công thức đơn giản: bổ sung cho cơ thể một lượng lợi khuẩn probiotics đầy đủ.

  • Hệ tiêu hóa mong manh

Bộ máy tiêu hóa chịu trách nhiệm đến 70% đối với hệ miễn dịch trong cơ thể bạn, và hệ tiêu hóa là nơi chứa đến gần 1.5kg các vi khuẩn cần thiết. Môi trường vi khuẩn này, thường được gọi là hệ vi khuẩn của hệ tiêu hóa, phụ thuộc vào một sự cân bằng rất mong manh giữa những vi khuẩn có lợi và có hại để giữ cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Khi sự cân bằng này biến mất, có thể là do một căn bệnh hay loại thuốc nào đó gây ra, những vi khuẩn có hại có thể sẽ phát triển lấn át, khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau ốm.

Lợi khuẩn Probioticlà một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Nhóm lợi khuẩn probiotics sẽ thực hiện vai trò như các dũng sĩ ngoan cường nơi “đầu sóng ngọn gió”, để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, thiết lập trạng thái hoàn hảo nơi hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch…

Bổ sung men vi sinh sống Probiotics hằng ngày giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, làm gia tăng lượng lợi khuẩn trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều Probiotics tự nhiên:
  • Pho mát
Không phải tất cả pho mát đều là nguồn chế phẩm sinh học tốt cho cơ thể, nhưng một số pho mát mềm lên men, chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan... có chứa probiotics có thể tồn tại trong ruột, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường sức khỏe cho bạn.
pho mát mềm lên men, chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan...

Pho mát mềm lên men chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan...

Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc ½ chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.
Qua quá trình lên men, axit lactic cũng khiến cho bơ có một lượng probiotic dồi dào. Nhưng có một điều bạn cần phải biết là nhiệt độ cao sẽ làm cho thực phẩm này dễ bị hỏng. Vì vậy, để sử dụng bơ như một nguồn cung cấp probiotic tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế cách chế biến qua nhiệt độ cao như nấu, nướng... Thay vào đó bạn dùng cách thêm nó vào đồ uống, canh lạnh hay làm salad.
  • Rượu vang đỏ
Uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày không chỉ mang đến cảm giác ăn ngon miệng mà còn tốt cho lợi khuẩn đường ruột sống ở niêm mạc ruột già. Theo các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, có thể hợp chất chống oxy hóa polyphenol có nhiều trong rượu vang đỏ đã ảnh hưởng đến sự cân bằng các loại vi khuẩn đường ruột. Được biết, một số tác dụng có lợi khác của hợp chất polyphenol được chứng minh như giảm huyết áp, giảm triglyceride, tăng cholesterol HDL. Tuy nhiên, với những bệnh nhân cao huyết áp, béo phì thì cần hạn chế 1 ly mỗi ngày để tránh làm gia tăng mức cholesterol.
rượu vang đỏ mỗi ngày không chỉ mang đến cảm giác ăn ngon miệng

Rượu vang đỏ mỗi ngày không chỉ mang đến cảm giác ăn ngon miệng

  •  Tempeh
Tempeh là một món ăn truyền thống của người Indonesia, được làm từ đậu nành lên men và đóng thành bánh. Nó là một loại ngũ cốc vô cùng giàu probiotic và giàu vitamin B12 giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe nói chung. Bạn có thể dùng thực phẩm này để xào, nướng hoặc trộn salad. Chính vì vậy, nó có thể là nguồn thay thế tốt cho thịt hoặc đậu phụ nếu bạn không muốn ăn các thực phẩm đó.
  • Trà Kombucha
Trà Kombucha (trà nấm dinh dưỡng) là một loại trà lên men có chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic nên có tác dụng giúp cho đường ruột khỏe mạnh. Nhờ sản xuất ra men acid lactic và acid axetic giúp tăng nhanh quá trình lên men trong ruột, trà kombucha giúp xây dựng hệ thống đường ruột vững chắc, qua đó giúp chữa nhiễm trùng đường ruột, ngừa táo bón và còn có thể cải thiện làn da. Tuy nhiên, cần chú ý là trà Kombucha không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề với nấm candida.
  • Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể giúp thay đổi hàm lượng các vi khuẩn có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, theo một nghiên cứu mới ở Mỹ. Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học nông nghiệp và thực phẩm thuộc Đại học Florida (Mỹ) phát hiện hạt cười có tính chất prebiotic. Theo nghiên cứu, thường những thực phẩm có đặc tính prebiotic có thể kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, qua đó ngăn chặn được các bệnh về đường tiêu hóa. 50-100g mỗi ngày quả hồ trăn mỗi ngày sẽ làm tăng mức độ khỏe mạnh của hệ thực vật đường ruột.
Hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể giúp thay đổi hàm lượng các vi khuẩn

Hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể giúp thay đổi hàm lượng các vi khuẩn

  • Tương Miso
Tương Miso là một loại gia vị, thực phẩm quen thuộc của người Nhật Bản. Miso được làm chủ yếu từ đậu nành cùng với gạo, lúa mạch rồi cho lên men trộn cùng với muối và nấm kōjikin . Sản phẩm lên men sau cùng là một loại sốt đặc sánh dùng để làm tương, nước sốt, hoặc nấu chung với nước dùng dashi để tạo ra món canh miso, món ăn truyền thống của Nhật. . Thêm một muỗng canh miso với nước nóng sẽ tạo ra một món canh cực kỳ giàu probiotic. Tuy nhiên, vì miso chứa nhiều muối nên bạn cần kiểm soát lượng dùng hàng ngày.
  • Kim chi
Kim chi là loại bắp cải muối lên men rất chua cay, thường được dùng trong các bữa ăn tại Hàn Quốc. Kim chi là một trong những thực phẩm probiotic tốt nhất bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình, tất nhiên, để vừa miệng bạn có thể gia giảm các gia vị cho phù hợp. Bên cạnh vi khuẩn có lợi, kim chi còn là một nguồn Beta-carotene, canxi, sắt và vitamin A, C, B1 và B2 giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm.
  • Chuối, bột yến mạch, mật ong
Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic. Chúng là các loại đường phức tạp, và quan trọng nhất, chúng giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi, và không gây bệnh và là mối đe dọa của các vi khuẩn có hại hoạt động. Bạn có thể kết hợp các thực phẩm này trong cùng một món ăn cho bữa sáng. Chúng có thể sẽ cung cấp các chế phẩm sinh học chất lương cao cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic

Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic

  • Sữa chua
Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa. Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Tạp chí Sinh hóa Dinh dưỡng của Hoa Kỳ, số ra tháng 1/ 2013 phát hiện một loại đạm rất giàu trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men giúp tăng tạo và duy trì lớp dịch nhày bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhày này có tác dụng như một lá chắn giúp tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào màng ruột. Chất đạm trong sữa chua cũng giúp phục hồi lớp dịch nhày bảo vệ vốn đã bị mất do các tác nhân vi sinh, lý, hóa xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Và, cũng thông qua vai trò tăng tạo dịch nhày, sữa chua giúp bảo vệ và phục hồi các tuyến tiêu hóa.

Huyền Trang tổng hợp

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe

  • Trứng gà
Trứng gà chứa rất nhiều protein, mỡ, muối vô cơ và các loại vitamin. Đây đều là những chất dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình trao đổi vật chất của não. Trứng gà có chứa chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường trí nhớ.

  • Gạo kê
Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 - 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế hạt kê có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.
hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine

Hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine

  • Gan và thận của động vật
Cả hai loại thực phẩm này đều chứa nhiều sắt. Sắt là một thành phần chủ yếu để cấu tạo hồng cầu. Cung cấp đủ sắt sẽ tăng cường chức năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, làm não có đủ ôxy, từ đó sẽ tăng cường trí nhớ và thúc đẩy tư duy nhanh nhạy.
Cá là thực phẩm tốt nhất cho não, nhất là với những người lớn tuổi và người thường mắc bệnh hay quên, hãy tăng cường ăn cá. Đó là lời khuyên của các nhà khoa học Mỹ. Các thực nghiệm đã chứng minh rằng những người ăn nhiều cá có trí nhớ, khả năng tập trung, khả năng nói chuyện tốt hơn. Còn đối với những bà mẹ mang thai, ăn nhiều cá trong ba tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp bộ não thai nhi phát triển hoàn thiện.

Dù cá là thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng nhưng các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên ăn quá 80g cá mỗi ngày.
Cá là thực phẩm tốt nhất cho não

Cá là thực phẩm tốt nhất cho não

  • Cam
Cam là loại quả giàu vitamin A, B1, C và các khoáng chất quan trọng khác tốt cho trí não. Ăn cam thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Cam tốt cho mọi người, đặc biệt là các “sĩ tử”. Trước khi bước vào mùa thi, các “sĩ tử” nên bổ sung thêm loại quả này trong khẩu phần ăn của mình vì nó có tác dụng làm tinh thần minh mẫn, hưng phấn, chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi.
  • Ngô
Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như  axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt là lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào não không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô “tươi” sẽ giúp bạn có một bộ não khỏe mạnh.
Ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu

Ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu

  • Súp lơ
Súp lơ là một loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, mỡ, canxi và sắt cao gấp 15 lần so với rau chân vịt. Ngoài ra súp lơ còn bổ sung thêm vitamin B1. Loại rau này có tác dụng an thần, có thể phòng ngừa ung thư

(Nguồn: Dinhduong)

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Trị huyết áp thấp bằng ăn uống và luyện tập

Điều trị huyết áp thấp cần phải chú ý nhiều yếu tố đặc biệt chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết trong chế độ ăn uống và kiêng kị của người mắc chứng bệnh này.

Theo y học cổ truyền Huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:
  • Tâm dương bất túc: Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện: Váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ , ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu , rêu trắng nhuận , mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế
  • Tâm tỳ hư: Biểu hiện:  Váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực
  • Tỳ thận dương hư: Biểu hiện:  Váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược.
  •  Khí âm hư: Biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ  ít rêu, khô mạch tế sác

Theo tây y Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

 một số lưu ý cần thiết trong chế độ ăn uống và kiêng kị của người mắc chứng bệnh

một số lưu ý cần thiết trong chế độ ăn uống và kiêng kị của người mắc chứng bệnh

Điều trị như thế nào?

  • Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.
  • Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
  • Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột  tam thất, rau cần tây, nước nho.
  • Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
  • Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:

Dùng nhiều muối hơn: Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

Uống nhiều nước:  Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Tập luyện đều Tập thể thao:
đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể
 Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao

Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

  • Chế độ ăn Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate: như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
  • Tránh xa đồ uống có cồn: Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn

KenhSucKhoe.vn - (Theo Thaythuoccuaban.com)

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

5 hiểu lầm cơ bản khi dùng nước chanh

Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.

Dưới đây là những hiểu lầm về thứ đồ uống thơm ngon này.
  • Pha nhiều chanh mới tốt

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp. Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa.

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước

Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.
  • Không dùng nước nóng để pha

Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.

Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.
  • Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể

Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.
Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
  • Đau dạ dày không được uống nước chanh

Có người cho rằng, người nào đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt. Nhưng trên thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không chua mấy, chưa đến mức gây loét dạ dày.
, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi

 Nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi

Ngoài ra, do axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất, nên người phương Tây thích rưới nước cốt chanh lên các món cá, thịt, trứng…để có thể giúp tiêu hóa. Đối với những người khó tiêu hóa, thêm một lát gừng trong nước chanh, uống khi dùng bữa sẽ giúp thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa.
  • Chanh có tính axit

Hiện giờ, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết chanh là thực phẩm tính axit hay thực phẩm tính kiềm. Rõ ràng uống nước chanh có vị chua, giá trị PH cũng là tính axit, tại sao vẫn gọi là thực phẩm tính kiềm? Đó là bởi vì mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ.
Còn các ion kali, canxi trong chanh lại được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.

Theo Tri thức trẻ

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

10 loại thực phẩm bị “cấm kỵ” khi uống thuốc

Có những loại thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.Thực phẩm và thuốc uống có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào với nhau nhưng hóa ra không phải vậy. Vậy nên, khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần cân nhắc các loại thực phẩm sau đây:

 Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu

Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu

Bưởi: Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.

Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.

  • Nước cam: Nước cam có chứa nhiều acid nên không nên kết hợp với thuốc chống acid có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường acid.
  • Chuối: Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
    Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu

    Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu

  • Sữa: Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Hệ quả: Thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể hoặc thậm chí không có.
Cà phê: Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.

Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffeine – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.

Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffeine tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
Trà xanh hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

Trà xanh hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể


Trà xanh: Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

Tôm: Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ ôxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nhâm sâm: Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.
Tỏi: Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Thực phẩm quá giàu chất xơ: Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.

                                                                         T.YẾN (Theo afamily.vn)


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Thực phẩm bồi bổ sức khỏe nên dùng trong mùa thu

Cần tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe để phòng các bệnh cao điểm trong tiết trời thu như bệnh hô hấp, viêm dạ dày cấp tính, sốt xuất huyết...

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết, đặc điểm khí hậu chủ yếu của mùa thu là mặt trời chậm lặn, con người trong mùa này thường được đầu óc thanh sảng, tinh thần phấn chấn, hành động thoải mái. Tuy nhiên, mùa thu không khí thiếu yếu tố ẩm thấp mà tạo nên thời khí khô ráo, tiêu sát vạn vật nên dễ dẫn đến tiêu khát uống nhiều, mũi miệng khô, da dẻ khô, dễ bị các bệnh hô hấp, bệnh phổi, đại tiện táo bón, viêm dạ dày - ruột cấp tính, bệnh viêm nhiễm như lỵ, thương hàn, viêm não B, sốt xuất huyết…

Vào mùa thu, việc ăn uống, điều dưỡng cần chú ý bình hòa ôn táo, kỵ các thực phẩm hàn lương hoặc cay, nóng. Một số thực phẩm nên dùng trong mùa thu:

Lê là loại trái cây nhuận táo chủ yếu mùa thu
Là loại trái cây nhuận táo chủ yếu mùa thu, có tác dụng tư âm nhuận táo thanh nhiệt hoặc đàm, thích hợp với các chứng ho, khô khát, tiện bí, do táo khí hoặc nhiệt khí làm thương âm, hoặc do nội nhiệt gây nên đàm đặc, đàm vàng, ho, phiền khát.
  • Chuối tiêu

Có tác dụng thanh nhiệt nhuận trường, nhuận phế, giải rượu. Thích hợp các chứng tiện bí, phế nhiệt sinh ho, có ích đối với bệnh cao huyết áp, tim mạch.
mía tốt
  • Mía

Có tác dụng tư âm nhuận táo, hòa vị, cầm nôn ói, thanh nhiệt giải độc. Thích hợp các chứng miệng khô, tiện bí, ho có đàm, ợ hơi, nôn ói do tân dịch ở dạ dày không đủ mà gây ra. Hoặc do tân dịch bị nhiệt thương dẫn đến miệng khô khát, tâm phiền. Còn dùng giải trúng độc do rượu.
  • Ngân nhĩ

Còn gọi là tuyết nhĩ, mộc nhĩ trắng (bạch mộc nhĩ), chứa nhiều khoáng chất và protein, có tác dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân.
  • Phổi heo

Có tác dụng bổ phế, thích hợp với trường hợp phế hư sinh ho, lạc huyết. Thường ăn phổi heo vào mùa thu rất có ích cho phổi và hệ hô hấp.
cải bó xôi thường dùng cho các chứng thiếu máu

  • Cải bó xôi (rau chân vịt)

Có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết chỉ huyết, hạ hỏa khí. Thường dùng cho các chứng thiếu máu, đại tiện táo bí, khát nước do tân dịch không đủ hoặc do can hỏa thượng viêm gây đau đầu, mặt đỏ, mắt sưng.
  • Thịt rùa

Có tác dụng tư âm, bổ huyết thanh nhiệt. Thích hợp với các trường hợp âm hư hỏa vượng dẫn đến ho ra máu, đại tiện ra máu, hoặc âm huyết không đủ dẫn đến gân cốt đau nhức, mềm yếu, vô lực.
  • Thịt ba ba

Có tác dụng tư âm, lương huyết, ích khí. Thích hợp các chứng do can thận âm hư dẫn đến hông đau, băng lậu, đới hạ và khí hư hạ hãm làm cho thoát giang.
  • Thịt ngỗng

Có tác dụng ích khí dưỡng âm, hòa vị. Thích hợp với những người hư nhược gầy yếu do khí hư hoặc âm hư.
  • Thịt vịt lông trắng

Có tác dụng tư bổ âm dịch, lợi thủy tiêu thũng. Thích hợp với trường hợp âm hư gây sốt hâm hấp, sốt về chiều, ho có ít đàm, miệng khô khát, thiếu khí, thân thể hư nhược, âm hư thủy thũng.
  • Gà ác

Nên ăn vào lúc giao mùa thu và mùa đông. Có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bổ can ích thận, kiện tỳ chỉ tả. Thích hợp trường hợp âm hư dẫn đến ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng trước ngực nóng ấm), ra mồ hôi trộm, gầy yếu, ho; can thận âm hư dẫn đến di tinh, bạch trọc, đới hạ, kinh nguyệt không đều; tỳ hư gây tiêu lỏng, tiêu chảy.
Mật ong thường dùng trị các bệnh mạn tính
  • Mật ong

Có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, tác dụng tư âm nhuận táo, bổ tỳ, làm hết đau, bổ hư ích khí, giải độc. Thích hợp các chứng do tân dịch không đủ, tỳ vị âm hư hoặc khí hư. Thường dùng trị các bệnh mạn tính, bị phỏng, ghẻ lở, giải độc do uống nhầm ô đầu.
  • Yến sào

Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung. Thích hợp trường hợp phế âm hư dẫn đến triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho có đàm; hoặc vị âm hư dẫn đến nôn ói, khí hư gây tự ra mồ hôi.
  • Sữa bò

Chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng protein, mỡ, đường, canxi, lân, sắt, magie, kali, natri và các loại vitamin rất cao. Có tác dụng tư nhuận phế vị, nhuận trường thông tiện, bổ hư làm hết đau, thường uống vào mùa thu rất có hiệu quả.
  • Hạt mè, vừng

Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn. Có tác dụng tư bổ can, thận, phế, nhuận táo, thông tiện. Thích hợp trường can thận tinh huyết không đủ, dẫn đến hoa mắt, tóc bạc sớm, hông gối tê yếu; âm dịch không đủ dẫn đến ruột táo tiện bí, tiểu khó, sản hậu huyết hư, thiếu sữa hoặc dùng để bổ dưỡng sản phụ sau sinh.
  • Đậu hũ

Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn.

Lê Phương( Nguồn: vnexpress.net)