This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

5 hiểu lầm cơ bản khi dùng nước chanh

Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.

Dưới đây là những hiểu lầm về thứ đồ uống thơm ngon này.
  • Pha nhiều chanh mới tốt

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp. Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa.

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước

Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước

Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.
  • Không dùng nước nóng để pha

Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.

Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.
  • Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể

Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.
Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
  • Đau dạ dày không được uống nước chanh

Có người cho rằng, người nào đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt. Nhưng trên thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không chua mấy, chưa đến mức gây loét dạ dày.
, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi

 Nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi

Ngoài ra, do axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất, nên người phương Tây thích rưới nước cốt chanh lên các món cá, thịt, trứng…để có thể giúp tiêu hóa. Đối với những người khó tiêu hóa, thêm một lát gừng trong nước chanh, uống khi dùng bữa sẽ giúp thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa.
  • Chanh có tính axit

Hiện giờ, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết chanh là thực phẩm tính axit hay thực phẩm tính kiềm. Rõ ràng uống nước chanh có vị chua, giá trị PH cũng là tính axit, tại sao vẫn gọi là thực phẩm tính kiềm? Đó là bởi vì mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ.
Còn các ion kali, canxi trong chanh lại được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.

Theo Tri thức trẻ

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

10 loại thực phẩm bị “cấm kỵ” khi uống thuốc

Có những loại thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.Thực phẩm và thuốc uống có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào với nhau nhưng hóa ra không phải vậy. Vậy nên, khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần cân nhắc các loại thực phẩm sau đây:

 Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu

Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu

Bưởi: Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.

Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.

  • Nước cam: Nước cam có chứa nhiều acid nên không nên kết hợp với thuốc chống acid có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường acid.
  • Chuối: Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
    Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu

    Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu

  • Sữa: Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Hệ quả: Thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể hoặc thậm chí không có.
Cà phê: Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.

Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffeine – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.

Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffeine tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
Trà xanh hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

Trà xanh hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể


Trà xanh: Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

Tôm: Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ ôxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nhâm sâm: Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.
Tỏi: Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Thực phẩm quá giàu chất xơ: Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.

                                                                         T.YẾN (Theo afamily.vn)


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Thực phẩm bồi bổ sức khỏe nên dùng trong mùa thu

Cần tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe để phòng các bệnh cao điểm trong tiết trời thu như bệnh hô hấp, viêm dạ dày cấp tính, sốt xuất huyết...

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết, đặc điểm khí hậu chủ yếu của mùa thu là mặt trời chậm lặn, con người trong mùa này thường được đầu óc thanh sảng, tinh thần phấn chấn, hành động thoải mái. Tuy nhiên, mùa thu không khí thiếu yếu tố ẩm thấp mà tạo nên thời khí khô ráo, tiêu sát vạn vật nên dễ dẫn đến tiêu khát uống nhiều, mũi miệng khô, da dẻ khô, dễ bị các bệnh hô hấp, bệnh phổi, đại tiện táo bón, viêm dạ dày - ruột cấp tính, bệnh viêm nhiễm như lỵ, thương hàn, viêm não B, sốt xuất huyết…

Vào mùa thu, việc ăn uống, điều dưỡng cần chú ý bình hòa ôn táo, kỵ các thực phẩm hàn lương hoặc cay, nóng. Một số thực phẩm nên dùng trong mùa thu:

Lê là loại trái cây nhuận táo chủ yếu mùa thu
Là loại trái cây nhuận táo chủ yếu mùa thu, có tác dụng tư âm nhuận táo thanh nhiệt hoặc đàm, thích hợp với các chứng ho, khô khát, tiện bí, do táo khí hoặc nhiệt khí làm thương âm, hoặc do nội nhiệt gây nên đàm đặc, đàm vàng, ho, phiền khát.
  • Chuối tiêu

Có tác dụng thanh nhiệt nhuận trường, nhuận phế, giải rượu. Thích hợp các chứng tiện bí, phế nhiệt sinh ho, có ích đối với bệnh cao huyết áp, tim mạch.
mía tốt
  • Mía

Có tác dụng tư âm nhuận táo, hòa vị, cầm nôn ói, thanh nhiệt giải độc. Thích hợp các chứng miệng khô, tiện bí, ho có đàm, ợ hơi, nôn ói do tân dịch ở dạ dày không đủ mà gây ra. Hoặc do tân dịch bị nhiệt thương dẫn đến miệng khô khát, tâm phiền. Còn dùng giải trúng độc do rượu.
  • Ngân nhĩ

Còn gọi là tuyết nhĩ, mộc nhĩ trắng (bạch mộc nhĩ), chứa nhiều khoáng chất và protein, có tác dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân.
  • Phổi heo

Có tác dụng bổ phế, thích hợp với trường hợp phế hư sinh ho, lạc huyết. Thường ăn phổi heo vào mùa thu rất có ích cho phổi và hệ hô hấp.
cải bó xôi thường dùng cho các chứng thiếu máu

  • Cải bó xôi (rau chân vịt)

Có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết chỉ huyết, hạ hỏa khí. Thường dùng cho các chứng thiếu máu, đại tiện táo bí, khát nước do tân dịch không đủ hoặc do can hỏa thượng viêm gây đau đầu, mặt đỏ, mắt sưng.
  • Thịt rùa

Có tác dụng tư âm, bổ huyết thanh nhiệt. Thích hợp với các trường hợp âm hư hỏa vượng dẫn đến ho ra máu, đại tiện ra máu, hoặc âm huyết không đủ dẫn đến gân cốt đau nhức, mềm yếu, vô lực.
  • Thịt ba ba

Có tác dụng tư âm, lương huyết, ích khí. Thích hợp các chứng do can thận âm hư dẫn đến hông đau, băng lậu, đới hạ và khí hư hạ hãm làm cho thoát giang.
  • Thịt ngỗng

Có tác dụng ích khí dưỡng âm, hòa vị. Thích hợp với những người hư nhược gầy yếu do khí hư hoặc âm hư.
  • Thịt vịt lông trắng

Có tác dụng tư bổ âm dịch, lợi thủy tiêu thũng. Thích hợp với trường hợp âm hư gây sốt hâm hấp, sốt về chiều, ho có ít đàm, miệng khô khát, thiếu khí, thân thể hư nhược, âm hư thủy thũng.
  • Gà ác

Nên ăn vào lúc giao mùa thu và mùa đông. Có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bổ can ích thận, kiện tỳ chỉ tả. Thích hợp trường hợp âm hư dẫn đến ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng trước ngực nóng ấm), ra mồ hôi trộm, gầy yếu, ho; can thận âm hư dẫn đến di tinh, bạch trọc, đới hạ, kinh nguyệt không đều; tỳ hư gây tiêu lỏng, tiêu chảy.
Mật ong thường dùng trị các bệnh mạn tính
  • Mật ong

Có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, tác dụng tư âm nhuận táo, bổ tỳ, làm hết đau, bổ hư ích khí, giải độc. Thích hợp các chứng do tân dịch không đủ, tỳ vị âm hư hoặc khí hư. Thường dùng trị các bệnh mạn tính, bị phỏng, ghẻ lở, giải độc do uống nhầm ô đầu.
  • Yến sào

Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung. Thích hợp trường hợp phế âm hư dẫn đến triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho có đàm; hoặc vị âm hư dẫn đến nôn ói, khí hư gây tự ra mồ hôi.
  • Sữa bò

Chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng protein, mỡ, đường, canxi, lân, sắt, magie, kali, natri và các loại vitamin rất cao. Có tác dụng tư nhuận phế vị, nhuận trường thông tiện, bổ hư làm hết đau, thường uống vào mùa thu rất có hiệu quả.
  • Hạt mè, vừng

Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn. Có tác dụng tư bổ can, thận, phế, nhuận táo, thông tiện. Thích hợp trường can thận tinh huyết không đủ, dẫn đến hoa mắt, tóc bạc sớm, hông gối tê yếu; âm dịch không đủ dẫn đến ruột táo tiện bí, tiểu khó, sản hậu huyết hư, thiếu sữa hoặc dùng để bổ dưỡng sản phụ sau sinh.
  • Đậu hũ

Có tác dụng bổ hư nhuận táo, thanh phế ho đàm. Thích hợp với người thân thể hư nhược và sản hậu khí huyết bất túc, phế hư lâu năm làm cho ho, suyễn.

Lê Phương( Nguồn: vnexpress.net)


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Chế độ ăn kiểm soát huyết áp ở người tiểu đường

Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.

 Giảm mỡ bụng hiệu quả bằng muối, gừng

Người đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

 Nhiều người tiểu đường quên khám mắt

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Cường, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường. Người đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát huyết áp thấp hơn người bình thường. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp với người đái tháo đường chưa có biến chứng là dưới 130/80 và có biến chứng protein niệu trên một gram một ngày là dưới 125/75 mmHG.
Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, tăng cường tập thể dục thể thao, tránh stress. Một trong những biện pháp quan trọng để ổn định huyết áp là giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày.

Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm

Một số cách đơn giản để giảm muối

- Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại... lúc nấu ăn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt...
- Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương.
- Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất.
- Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.

Lượng muối Na trong một số thực phẩm :


Thực phẩm Lượng Natri (mg) trong 100 gram thực phẩm
Lạp xưởng   1600
Mì gói   1433
Xúc xích   1600
Bánh lạt   780
Bánh mì   630
Bánh Rtiz   580
Sữa bột tách béo   530
Sữa bò tươi không đường   380
Sữa bột toàn phần   430
Mì sợi tươi   410
Bánh bông lan không kem   300

                                                                                                                                        Lê Phương


Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Tại sao nên sử dụng máy xông mũi họng để điều trị

Thời tiết thay đổi bất thường bạn và người thân bị viêm mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, những cảm giác rất khó chịu, hãy sử dụng máy xông mũi họng để xua tan những cảm giác khó chịu này

Bệnh viêm mũi họng gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe

Bạn đã biết máy xông mũi họng là gì chưa, và tác dụng của nó như thế nào?
  • Máy xông khí dung là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti.
  • Các hạt này sẽ theo hơi thở hít thẳng vào phổi và tạo tác dụng tại đây. Máy xông mũi họng tạo ra các hạt sương có kích thước khác nhau: Những hạt sương có kích thước lớn khoảng 8mm chỉ đọng lại ở vùng hầu họng, còn các hạt sương nhỏ khoảng 3-5mm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang, đây chính là vị trí thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Những hạt quá nhỏ, có kích thước 0,3-0,5mm sẽ được bệnh nhân thở ra ngoài.
  • Vì vậy, khi chọn mua máy xông mũi họng, chúng ta cần lưu ý: Chỉ các loại máy xông mũi họng tạo hạt sương có kích thước 3-5mm mới được sử dụng trong điều trị suyễn, còn các máy xông mũi họng tạo hạt lớn hơn thường được sử dụng trong các bệnh lý bệnh mũi họng.Và chú ý lên mua máy chính hãng của các hãng có tên tuổi như : Omron, Beurer, Bremed,...

Sử dụng máy xông mũi họng cho trẻ

Tại sao phải dùng thuốc bằng đường khí khi sử dụng máy xông mũi họng

  • Ưu điểm của việc dùng thuốc bằng đường hít là có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần gây tác dụng, đó là các phế quản và phế nang. Nhờ đó, thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh trong vòng 5 phút kể từ khi bắt đầu xông và rất hữu ích khi dùng để cấp cứu cắt cơn suyễn. Trong khi dùng thuốc bằng đường tiêm phải mất từ 15-30 phút và đường uống từ 30-60 phút mới có tác dụng.
  • Dùng thuốc bằng đường hít còn có ưu điểm là hạn chế được những tác dụng phụ toàn thân của thuốc, nhất là với các thuốc có nguồn gốc corticoid. Như ta đã biết, sử dụng corticoid dài ngày bằng đường tiêm hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, mục xương, béo phì, nứt da, làm nặng thêm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp… 
  • Dùng corticoid bằng đường hít đã được chứng minh là rất an toàn, hoàn toàn không gây các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra dùng các thuốc giãn phế quản bằng đường hít cũng làm giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh…

                                                                                                                     Nguồi: Yteonline.vn

Bên chúng tôi chuyên cung cấp máy xông mũi họng chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng mẫu mã cập nhật liên tục để xem thông tin về từ sản phẩm chi tiết mời khác hàng xem tại : http://promart.com.vn/catalog/index.php?cPath=132_157

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại số :04.66846840
Địa chỉ:        Số 145D phố Yên Phụ, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Những bài thuốc "đánh bại" bệnh huyết áp cao

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp tâm thu (tim co lại) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tim giãn ra) lớn hơn 90 mgHg. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp có nhiều (bệnh ở thận, vỏ thượng thận do xơ vữa động mạch, do thai nghén hoặc dùng thuốc...). Tuy nhiên, có trên 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (vô căn).
Theo y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao.

Mướp đắng giúp chữa trị bệnh huyết áp ao

Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư...) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu...

Các món làm từ cải xoong giúp ổn định huyết áp rất tốt

Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng.
  •  Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
  •  Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
  •  Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.
  •  Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.
  •  Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.
  •  Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.
Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.

                                                                                                                Theo Nguoiduatin.vn